Trong thời gian qua, thực hiện văn bản Liên tịch thỏa thuận phối hợp giữa các cấp Hội phụ nữ với NHCSXH về thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực giúp cho hội viện, phụ nữ có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế gia đình bền vững. Trước tiên các cấp Hội xác định rõ vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ nhận ủy thác; đặc biệt trong công tác lãnh chỉ đạo; ở mỗi cấp đều phân công một lãnh đạo và một cán bộ chuyên trách trực tiếp theo dõi và thực hiện hoạt động ủy thác; tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với tổ TK & VV và hộ vay sử dụng vốn vay đầy đủ theo quy định của từng cấp. Các cấp Hội duy trì phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tổ chức và tham dự đầy đủ các cuộc họp giao ban cố định tại các điểm giao dịch xã để nắm tình hình, kết quả thực hiện ủy thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướn mắc, phát sinh tại xã; đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỷ thuật mới áp dụng vào mô hình sản xuất giúp hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương dự án tạo việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững. Đồng thời hàng năm các cấp Hội tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, những vướng mắc tồn tại đề ra giả pháp khắc phục và kịp thời khen thưởng biểu dương những tập thể, cá nhân có những thành tích tiêu biểu trong thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác. Từ các quy trình phối hợp thực hiện nói trên, kết quả trong thời gian qua với sự nỗ lực của NHCSXH cùng với Hội LHPN các cấp đã đưa 15 chương trình tín dụng cho vay tại 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tính đến cuối tháng 9/2017 Hội đã quản lý 528 tổ TK&VV, với tổng dư nợ là 463 tỷ đồng, gồm 24,583 thành viên; huy động các thành viên vay vốn trong tổ tham gia gửi tiết kiệm với số tiền là 3,6 tỷ đồng và 15 năm qua Hội đã giúp cho 11.279 hộ phụ nữ nghèo vay vốn thoát nghèo và giúp trên 10 ngàn lao động nữ có việc làm ổn định, góp phần giải quyết phụ nữ thất nghiệp và lao động nhàn rỗi tại địa phương. Bên cạnh đó, không chỉ giúp vốn mà các cấp Hội Phụ nữ còn chủ động phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tham quan học tập, trao đổi các mô hình sản xuất, kinh doanh v.v... thông qua các lớp tập huấn đã giúp cho các hộ biết kỹ thuật mới áp dụng vào mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ổn định cuộc sống, góp phần hạn chế lãi tồn đọng và nợ quá hạn.
Có thể nói, 15 năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền, sự đồng thuận tham gia của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cùng với sự nỗ lực triển khai, thực hiện của các cấp Hội, công tác ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Hội LHPN tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng mang ý nghĩa kinh tế, xã hội hết sức sâu sắc, không những tạo điều kiện giúp các hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo, mà còn góp phần xây dựng phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương và nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Trong thời gian tới để tiếp tục phát huy tốt vai trò, trách nhiệm phối hợp các cấp Hội cần tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
Một là,các cấp Hội tiếp tục thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung công việc nhận ủy thác của NHCSXH, chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách của NHCSXH đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hướng dẫn hộ vay và hội viên thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả nguồn vốn.
Hai là, Phối hợp với NHCSXH cấp tỉnh, huyện kiểm tra, hướng dẫn việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng yếu kém; Hội cấp xã, chính quyền địa phương và tổ TK&VV thực hiện việc bình xét cho vay đúng đối tượng, kiểm tra, giám sát sử dụng tiền vay, đôn đốc hộ vay trả nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.
Ba là, kịp thời kiện toàn các tổ TK&VV yếu kém, nhiều hạn chế tồn tại, kiên quyết thay thế những Ban quản lý tổ hoạt động không hiệu quả, thiếu nhiệt tình. Chủ động phối hợp tìm giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn đọng; tăng cường tuyên truyền giải thích cho hộ vay thực hiện đúng quy ước hoạt động của tổ TK&VV về sinh hoạt tổ hàng tháng và gửi tiết kiệm.
Bốn là, tăng cường công tác phối hợp tập huấn, chuyển giao khoa học kỷ thuật, dạy nghề đến các hộ vay vốn để biết kỷ thuật mới áp dụng vào mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích, góp phần hạn chế lãi tồn đọng và nợ quá hạn.
Trần Thị Bích Tuyền – Hội LHPN tỉnh