null Hội LHPN tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh Bạc Liêu, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”

Tin hoạt động
Thứ sáu, 25/10/2019, 09:22
Màu chữ Cỡ chữ
Hội LHPN tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh Bạc Liêu, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”

 

    
Sáng ngày 18/10/2019, Hội LHPN tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh Bạc Liêu, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Đến dự buổi hội thảo có các đồng chí Nguyễn Văn HòaUVTV. Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đồng chí Lâm Thị Sang TUV. PCT UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban VSTBcủa phụ nữ tỉnh; đồng chí Trần Thị Lan Phương - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cùng các đồng chí đại đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Hội Nữ Doanh nhân tỉnh Bạc Liêu, Ban Thường vụ, BCH Hội LHPN tỉnh Bạc Liêu,Thường trực cấp ủy, UBND các huyện/thị/thành phố trong tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Trần Thị Lan Phương - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh luôn quan tâm đến công tác tham mưu, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho Đảng và chính quyền các cấp. Từ đó, công tác cán bộ nữ từng bước được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạonhư: Chương trình số 22-CTr/TU, ngày 05/7/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 10/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”.
Đầu nhiệm kỳ qua, cấp tỉnh: có 4/46 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, chiếm 8,7% (tăng 1,3% so với nhiệm kỳ trước); Có 01/14 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ, chiếm 7,14%; Nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh: có 12/50, chiếm 24% (giảm 4,57% so với nhiệm kỳ trước). Cấp huyện: có 44/274 cán bộ nữ tham gia cấp ủy, chiếm 16% (tăng 2,8% so với nhiệm kỳ trước); Nữ đại biểu HĐND có 58/241, chiếm tỷ lệ 24,07 (giảm 4,13% so với nhiệm kỳ trước). Cấp Cơ sở: có 212/952 cán bộ nữ tham gia cấp ủy, chiếm 22,26% (tăng 3,16% so với nhiệm kỳ trước); Nữ đại biểu HĐND có 452/1.850 vị, chiếm 24,43% (tăng 1,96% so với nhiệm kỳ trước). Nhìn chung, ở các chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có nữ. Các chị nữ lãnh đạo, quản lý đã nỗ lực, phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách;không ngừng học tập, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước; tận tâm với công việc, tự khẳng định mình, phát huy trí tuệ, tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực lãnh đạo, quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các chị cũng đã phát huy được lợi thế về giới trong thực hiện công việc như sự thận trọng, khả năng mềm dẻo, uyển chuyển trong giải quyết, xử lý công việc. Trong nhiệm kỳ qua, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham mưu với cấp ủy về việc triển khai, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách liên quan đến công tác Phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng nhằm đảm bảo các mục tiêu về bình đẳng giới, tăng tỷ lệ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị, quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Đồng chí Lâm Thị Sang – PCT.UBND tỉnh-Trưởng ban VSTBPN phát biểu tham luận
 
Tuy nhiên, việc cán bộ nữ tham gia cấp ủy và cơ quan dân cử, tham gia công tác lãnh đạo, quản lý vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đó là:
Một số chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ nữ chưa kịp thời và thiếu đồng bộ như tuổi nghỉ hưu liên quan đến tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nữ…; nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế; một số ít cấp ủy thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ.
Số lượng nữ được quy hoạch đầy đủ ở các vị trí, tỷ lệ nữ được quy hoạch cơ bản đạt và vượt, đặc biệt là đối với đại biểu nữ quy hoạch vào HĐND các cấp số lượng cao nhưng kết quả bầu cử không đạt tỷ lệ do khu vực bầu cử được đặt cạnh nam giới có nhiều kinh nghiệm, cán bộ nữ thường phải gánh nhiều cơ cấu như: trẻ, dân tộc, tôn giáo… nên cơ hội được bầu của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Cán bộ nữ thường được quy hoạch ở vị trí cấp phó, các chức danh đầu ngành rất ít đơn vị đưa cán bộ nữ vào quy hoạch. Một số ngành tỷ lệ cán bộ nữ đông nhưng không cơ cấu nữ lãnh đạo... Một số cán bộ nữ còn hạn chế về năng lực thực tiễn; số cán bộ chiến lược, chuyên sâu sau đại học từng lĩnh vực, chuyên gia giỏi đầu ngành còn quá ít. Bên cạnh đó, một số cán bộ nữ chưa mạnh dạn thể hiện mình nên đôi khi đánh mất cơ hội và sự ủng hộ, chưa chủ động trong tham gia đào tạo các lớp sau đại học.
Vai trò tham mưu của các cấp Hội còn hạn chế. Việc phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho Đảng và hệ thống chính trị của các cấp Hội thiếu cơ chế, thiếu tính chiến lược nên hiệu quả chưa cao.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã được nghe những tham luận có nội dung:Đánh giá công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ trong nhiệm kỳ qua và giải pháp cho nhiệm kỳ tới; Những khó khăn, thuận lợi trong việc tham mưu về công tác cán bộ nữ của các cấp Hội; Kinh nghiệm trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ; Vai trò của Hội LHPN huyện trong công tác tham mưu việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, giới thiệu nguồn cán bộ nữ trong huyện thời gian qua; Những chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm về công tác quy hoạch, bồi dưỡng, tham mưu đề xuất, tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, đảm bảo bình đẳng giới trong nữ cán bộ, công chức, viên chứcvà các giải pháp cho thời gian tới...
Phát biểu tại buổi Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Hòa,UVTV. Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy yêu cầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, lãnh đạo các Sở Ban, Ngành, MTTQ, các Tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là cán bộ nữ tỉnh nhà cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: (1) -Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 10/4/2018 của Ban Thường vụ tỉnh ủy “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng có liên, quan đến phụ nữ và công tác phụ nữ, nhất là các mục tiêu về bình đẳng giới, cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp, bố trí công việc phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ nữ thể hiện hết năng lực, sở trường trong công tác. (2)- Cấp ủy các cấp tổ chức triển khai quán triệt, xây dựng Kế hoạch hóa tổ chức thực hiện cụ thể Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về “Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. (3) -Hội LHPN các cấp tăng cường phát huy vai trò nồng cốt trong công tác phụ nữ, tăng cường tham mưu, đế xuất cho cấp ủy, chính quyền về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ kế thừa, những vấn đề vấn đề liên quan đến công tác cán bộ nữ; đẩy mạnh công tác giáo dục, động viên cán bộ nữ từng bước xóa bỏ tự ti, mặc cảm, nổ lực phấn đấu học tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn để đưa vào quy hoạch đảm bảo về chất lượng, số lượng theo quy định. (4)- Bản thân của mỗi cán bộ nữ phải tự tin, tự khẳng định mình, cần phải phấn đấu rèn luyện để trở thành những con người hoàn thiện cả về đức và tài, cả về kỹ năng trong công tác và các kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo, quản lý; khác phục một số yếu điểm của nữ giới trong công tác lãnh đạo, quản lý như thiếu tính mạnh mẽ, quyết đoán...
 
                                                                                                       Dương Sáng

Số lượt xem: 343

Liên kết web
Thăm dò
Thống kê truy cập
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823895 - Fax: 029113. 922696