Phụ nữ Bạc Liêu chiếm trên 50% dân số của tỉnh, trong đó độ tuổi lao động chiếm đại đa số,cùng với nhân dân tỉnh nhà, các tầng lớpphụ nữ Bạc Liêu đã nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, đóng góp tích cực rất đáng kể vào những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộitrong những năm qua. Thực hiện Hướng dẫn số 18/HD-ĐCT, ngày 12/02/2018 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị lồng ghép với Chỉ thị 06 của BTV Tỉnh ủy Bạc Liêu về việc tiếp tục đẩy mạnh“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Các cấp Hội phụ nữ phát động sâu rộng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục phẩm chất truyền thống cách mạng của Phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” gắn với phẩm chất phụ nữ trong thời kỳ mới: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” tạo động lực thúc đẩycuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đi vào chiều sâu đạt nhiều kết quả mới rất đáng phấn khởi.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 2.300 cán bộ Hội các cấp và trên 100 ngàn hội viên phụ nữ được học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bằng nhiều hình thức nội dung sinh hoạt rất phong phú đa dạng như sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai đầu tuần, nói chuyện chuyên đề về thân thế, sự nghiệp cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ; tổ chức xem phim tư liệu sinh hoạt đời thường của vị lãnh tụ với nhân dân; thi kể chuyện về Bác, rút ra ý nghĩa thực tiễn để học tập và làm theo… Bằng những việc làm cụ thể sinh động “Trồng hoa cúc vạn thọ lùn” tại ấp 17 xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình của chị Châu Thị Nhiên; những sáng kiến trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, TN & MT có mô hình “Trồng dưa hấu leo giàn vào mùa mưa” của chị Trần Thị Bích Như (Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu); Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, tự động hóa có “Mô hình thực nghiệm súng chống tăng B40 bắn đạn hơi” của chị Thạch Chành Thi (Phòng Kỹ thuật - Bộ CHQS tỉnh); “Máy siêu âm phun sương phục vụ cho nông nghiệp trồng trọt và nuôi chim yến” của chị Trần Ngọc Diệp (Phòng Kinh tế TPBL); Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo có mô hình “Đồ dùng phát triển vận động cho trẻ mầm non” của chị Trần Diễm Kiều (Trường MN Hoa Xuân, huyện Hồng Dân)… và còn rất nhiều những đề tài, sáng kiến trên các lĩnh vực đã hoàn thành và được áp dụng thiết thực trong cuộc sống mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Những năm qua Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch vận dụng sáng tạo theo từng chủ đề, chủ điểm được tổ chức triển khai rộng khắp trong các cấp Hội cụ thể: năm 2017 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, năm 2018: “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,gắn liền với tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chăn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhũng biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trong công tác tuyên truyền, Hội luôn chú trọng nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hướng tới rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; tập trung vào giải quyết một số vấn đề xã hội cụ thể đang đặt ra liên quan đến phụ nữ (an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, tình trạng vi phạm pháp luật, tội phạm, tệ nạn xã hội, kết hôn có yếu tố nước ngoài vì mục đích vụ lợi…). Tuyên truyền quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ, về vai trò, vị trí quan trọng và lực lượng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng nhất là vai trò phụ nữ trong thời kỳ phát triển CNH, HĐH đất nước. Xây dựng hình ảnh người cán bộ Hội có tinh thần trách nhiệm, có năng lực công tác, sâu sát thực tiễn phong trào; Từ đó, mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh đã tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng sống… Nhiều mô hình đi vào chiều sâu, từ nhận thức chuyển thành hành động cụ thể thiết thức hiệu quả như: Bảo vệ môi trường, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; trồng rau sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các mô hình nhân đạo từ thiện “Hủ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm”, “Tổ hùn vốn tiết kiệm”; “Bữa cơm từ thiện”; “Mỗi tháng có 1 ngày làm công tác xã hội”; hỗ trợ phương tiện (Hội Phụ nữ vận động thu gom các vật dụng gia đình, trang phục, sách giáo khoa còn giá trị sử dụng nhưng các gia đình không dùng nữa).Các mô hình “Phụ nữ không để đất trống, tận dụng bờ ao, bờ vuông trồng rau, cải thiện đời sống”, “Trồng màu trên đất ruộng” của phụ nữ nông thôn; mô hình “Làm kinh tế phụ” củacán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ tranh thủ ngoài giờ làm việc như: may gia công quần áo, nón, mùng màn, đan đát, bán bảo hiểm, thu gom giấy thải của đơn vị để góp phần tăng thu nhập cho tổ chức Hội và cá nhân cũng đã được chị em hưởng ứng mạnh mẽ… Kết quả vận động được hơn 4tỷ đồng, hơn 48kg gạo và nhiều vật dụng khác, giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua các mô hình này đã góp phần gắn kết thành viên, hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc gia đình, tổ chức cho chị em giúp đỡ phụ nữ, trẻ em nghèo, khó khăn, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường... Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động đến nay có hơn 90% chi Hội xây dựng mô hình làm theo gương Bác.
Với khẩu hiệu hành động của Hội LHPN tỉnh luôn “Tự trọng - tự tin - trung hậu - đảm đang”; Hội LHPN TPBL “Mỗi cán bộ, hội viên đều có trách nhiệm chăm lo cho phụ nữ nghèo”; Hội phụ nữ Công an tỉnh với khẩu hiệu “Phụ nữ Công an nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kỷ cương, sáng tạo vì an ninh Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội phụ nữ Tỉnh đội với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”… Nhiều cơ sở chi hội làm khá tốt các phong trào điển hình như Chi Hội phụ nữ ấp 15 (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) đã trao tặng 375 kg gạo và khui heo đất tiết kiệm trên 2 triệu đồng/tháng giúp cho 17 lượt chị hiện đang có hoàn cảnh khó khăn trong ấp để chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình; phong trào “Heo đất tiết kiệm” của Chi hội ấp 12 xã Phong Thạnh Đông, thị xã Giá Raivới số tiền trên 35 triệu đồng giúp cho 17 chị có hoàn cảnh khó khăn; Hội LHPN phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai với mô hình “Phụ nữ với công tác từ thiện”, Hội phụ nữ Phước Long với mô hình tổ “Phụ nữ chăm sóc người già neo đơn”. Hội phụ nữ Hồng Dân với các mô hình “Tổ phụ nữ giúp nhau vượt khó”, “Tổ phụ nữ tương trợ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, thị trấn Ngan Dừa, Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A giúp cho hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ với số tiền trên 3 triệu đồng/hộ. Hội phụ nữ huyện Vĩnh Lợi vận động chị em tham gia gửi tiết kiệm qua 74/74 tổ vay vốn, tổng số 3.687 thành viên, số vốn huy động hơn 850 triệu đồng. Mô hình làm cá khô, đan lưới của của phụ nữ thị trấn Gành Hào; mô hình trồng rau sạch của ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải; mô hình “5 không 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu của phụ nữ xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long… cùng với nhiều cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và công tác Hội như: Chị Hồ Thị Hoa - hội viên phụ nữ ấp Lung Xình, xã Định Thành, huyện Đông Hải; chị Châu Thị Lan - Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Nữ phòng, chống tội phạm” của ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải…
Bên cạnh đó, các cấp Hội còn tổ chức nhiều hoạt động thực hiện chính sách xã hội nuôi dưỡng Mẹ VNAH, chăm sóc gia đình TBLS, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ phụ nữ nghèo, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, đồng bào dân tộc Khmer, phạm nhân nữ... nhân dịp lễ, tết trên 390 triệu đồng; 3.900kg gạo và 2.394 suất quà. Vận động trao tặng 175 mái ấm tình thương cho gia đình hội viên, phụ nữ khó khăn về nhà ở (Hội hỗ trợ mỗi căn trị giá từ 25 - 35 triệu đồng); Sửa chữa 16 căn nhà; xây dựng 02 cây cầu nông thôn; Tỉnh Hội vận động xây mới 01 cây cầu và phòng truyền thống Nguyễn Thị Được tại ấp 4 xã Phong Thạnh Tây, thị xã Giá Rai trị giá hơn 340 triệu đồng; tặng 02 cây nước sạch trị giá 8 triệu đồng. Hàng năm, nhân dịp khai giảng năm học mới và Tết Trung thu, các cấp Hội đã vận động trao tặng 1.019 suất học bổng (mỗi suất 500 ngàn đồng – 1 triệu đồng) cho học sinh nghèo hiếu học; 132 chiếc xe đạp và 26.720 nghìn quyển tập; 2.290 cây viết; 345 cái cặp; 217 bộ quần áo và 30 suất BHYT, 5.327 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá trên 300 triệu đồng; vận động cán bộ, hội viên phụ nữ mua hơn 9 ngàn vé số ủng hộ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc khó khăn.
Từ thực tiễn công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phong trào ngày càng thiết thực hiệu quả, việc học tập và làm theo Bác Hồ đã có nhiều tác dụng, ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi cán bộ, hội viên xây dựngthành các chuẩn mực đạo đức “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang” trong các tầng lớp phụ nữ; đồng thời xây dựng hình ảnh người cán bộ Hội có tinh thần trách nhiệm, có năng lực công tác, sâu sát thực tiễn phong trào, tạo ra sự thống nhất cao trong nhận thức và hành độngphù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, mang tính phong phú, đa dạng, dễ làm, dễ thực hiện. Có thể nói phong trào tự rèn luyện, tự học tập làm theo Bác Hồ của Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu đã trở thành điểm sáng điển hình tiên tiến cần giới thiệu rút kinh nghiệm nhân rộng trong toàn tỉnh trong thời gian tới.
LAN NGỌC (BDV TU)