null
Chị Thạch Thị Sươl: Người phụ nữ dân tộc Khmer vượt khó vươn lên
Gương phụ nữ tiêu biểu
Chủ nhật, 23/08/2015, 21:00
Màu chữ
Cỡ chữ
Chị Thạch Thị Sươl: Người phụ nữ dân tộc Khmer vượt khó vươn lên
Những năm gần đây, phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc đã có sức lan tỏa và phát triển sâu rộng trên địa bàn huyện Hòa Bình, góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn trên địa bàn. Chị Thạch Thị Sươl, ấp Vĩnh Mẫu, xã Vĩnh Hậu là một trong những hội viên phụ nữ dân tộc Khơmer năng động, chịu thương, chịu khó, tự lực vươn lên.
Gia đình chị với 5 nhân khẩu, trong đó có 5 lao động chính, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn trình độ văn hóa còn thấp, nên các con của chị không ai có việc làm ổn định. Chính vì thế mà cuộc sống gia đình chị gặp nhiều khó khăn, nhưng từ khi tham gia vào hội viên phụ nữ và được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, trồng màu do Hội LHPN xã phối hợp tổ chức, chị đã cùng chồng, con mạnh dạng áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình. Với tổng diện tích canh tác là 3.200m2 , trong đó 1.500m2 chị sử dụng trồng các loại hoa màu, còn lại 1.700m2 chị thuê máy ủi được 4 hồ để sử dụng nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, nên thu nhập từ việc nuôi tôm của gia đình chị hàng năm hiệu quả không cao, cứ trúng 01 hoặc 2 hồ thì những hồ còn lại không có hiệu quả, chính vì thế mà thu nhập của gia đình chị không ổn định…
Xét thấy hoàn cảnh gia đình chị đời sống khó khăn, Hội đã vận động chị tham gia tổ hùn vốn và chị được xét nhận trước, với số tiền là 3.000.000đ, tiếp đó Hội LHPN xã đề xuất với Hội cấp trên giải quyết cho chị được vay 2.000.000đ từ nguồn vốn “Vì quê hương”. Với số vốn hiện cóchị đã bàn với gia đình và mạnh dạn đầu tư vào mua ống nước để tưới rẫy và mưa rơm, mua hạt giống, phân bón,.v.v... Trên 1,5 công rẫy của gia đình mình, chị trồng đủ các loại rau đan xen nhau, đôi khi cũng trồng theo mùa vụ. Chính vì trồng được các loại rau đan xen nhau, nên ngày nào chị cũng có rau đưa ra bán cho hàng xóm và bán ở chợ xã. Do tự sản xuất, nên rau màu của chị bao giờ giá cũng rẻ hơn trong sạp rau một ít so với thương buôn, nên rau của chị bán hết nhanh hơn. Sau những buổi chợ, chị trở về lo cho chồng, con và lại tiếp tục công việc nhổ cỏ, hoặc bỏ phân, tưới nước, nhổ rau cùng gia đình, chuẩn bị cho buổi chợ sáng mai và công việc của chị cứ như thế tiếp diễn. Nhờ biết lựa chọn cây trồng phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm và tận dụng hết sức lao động của các thành viên trong gia đình, nên mỗi khi chợ hút, rau có giá thì chị lời được nhiều, khi giá thấp thì lời ít, nhưng bình quân chị thu được lợi nhuận khoản 120.000đ trở lên/ ngày từ mô hình trồng màu, cộng với thu nhập từ vuông tôm. Với số tiền này chị đã phải tính toán, chi tiêu hết sức tiết kiệm cho gia đình của mình trong ngày và trả vốn, lãi vay cho Hội phụ nữ, góp hùn vốn đầy đủ,đúng thời gian quy định, cuộc sống gia đình chị dần dần được cải thiện.
Mô hình trồng rau màu của gia đình chị Sươl
Ngoài việc cùng chồng con loan toan kinh tế gia đình cùng nhau vượt qua khó khăn, chị Sươl còn tham gia tốt cuộc cuộc họp, các phong trào do địa phương và Hội phát động. điển hình như phong trào trồng hàng rào cây xanh, treo ảnh Bác Hồ ở nơi trang trọng của gia đình, tổ hùn vốn, hũ gạo tình thương, phụ nữ xách giỏ nhựa đi chợ. Thực hiện tốt phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chẳng những chị tham gia vào tổ chức Hội mà con dâu của chị cũng đều tham gia. Nhìn vào hoàn cảnh của gia đình chị, chúng ta thấy chị là một phụ nữ dân tộc khơmer tiến bộ trong thời đại mới ngày nay. Quyết tâm vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng và góp phần xây dựng Chi Hội phụ nữ ấp Vĩnh Mẫu – xã Vĩnh Hậu đạt vững mạnh hàng năm./.