I. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
Đối ngoại nhân dân (ĐNND) cùng với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước là một trong 3 bộ phận cấu thành của công tác đối ngoại của Việt Nam. Công tác đối ngoại của Hội LHPN VN trong những năm qua đã và đang góp phần vào công tác ĐNND nói riêng và công tác đối ngoại của Việt Nam nói chung.
1. Khái niệm ĐNND
Quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của nước ta với nhân dân các nước, nhằm chia sẻ thông tin, hiểu biết, những mối quan tâm chung và tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước.
Quan hệ và hoạt động đối ngoại do nhân dân tiến hành có tác động ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
Bản chất của công tác ĐNND là công tác dân vận, vận động nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, vận động và tổ chức để nhân dân Việt Nam thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2. Mục tiêu của ĐNND:
Làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước, truyền thống và con người Việt Nam, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những thành tựu của công cuộc đổi mới của ta; đấu tranh với những âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước. Với Hội: giới thiệu với quốc tế truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thành tựu và khó khăn, nhu cầu hỗ trợ của phụ nữ Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của quốc tế về các vấn đề phụ nữ và BĐG
Xây dựng và tăng cường tình cảm hữu nghị của nhân dân các nước với nhân dân ta và của nhân dân ta với nhân dân các nước, vận động các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ rộng rãi của bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với Hội: tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiều mặt của quốc tế cho phong trào phụ nữ và hoạt động Hội
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì phát triển công bằng và bền vững. Với Hội: đóng góp vào phong trào của phụ nữ thế giới vì Bình đẳng, Phát triển, Hòa bình.
3. Lực lượng tham gia đối ngoại nhân dân
- Chủ thể: Toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; cán bộ, đảng viên, người dân, từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường; lực lượng chính là quần chúng nhân dân, với nòng cốt là đoàn thể, tổ chức nhân dân (Mặt trận Tổ quốc, 5 đoàn thể, các hội, liên hiệp hội….)
- Khách thể: đa dạng – các tổ chức nhân dân, các tổ chức của chính phủ, phi chính phủ, chính khách, nhân vật có ảnh hưởng, các cơ quan quyền lực, các tổ chức và thiết chế quốc tế quan trọng có vai trò, ảnh hưởng liên quan đến các lợi ích của cộng đồng, xã hội, quốc gia và nhân loại. Đối tác chính, trực tiếp và thường xuyên trong hoạt động đối ngoại nhân dân là các tổ chức quần chúng nhân dân, các tổ chức PCP các nước và quốc tế.
4. Công tác đối ngoại của Hội LHPN VN
Mục tiêu công tác ĐNND của nhiệm kỳ 2012 – 2017 là: Mở rộng quan hệ hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hỗ trợ tích cực việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và đóng góp vào công tác ĐNND của đất nước.
Các nội dung của công tác đối ngoại của Hội LHPN VN:
- Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương với phụ nữ và nhân dân các nước; tham gia ngày càng chủ động và hiệu quả vào các diễn đàn đa phương; và tham gia đóng góp phù hợp vào công tác an ninh biên giới, biển đảo.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của Hội.
- Nâng cao hiệu quả vận động và sử dụng nguồn lực quốc tếphục vụ các hoạt động của Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam.
- Đổi mới và tăng cường công tác tập hợp, kết nối với phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài và bảo vệ quyền lợi, nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam trong các quan hệ, giao dịch có yếu tố nước ngoài
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế triển khai các hoạt động đối ngoại trong thời gian qua của các cấp Hội cho thấy ở địa phương, do nhiều yếu tố mà hoạt động đối ngoại nhân dân vẫn chưa được quan tâm đúng mức, kể cả công tác thông tin tuyên truyền trong cán bộ, hội viên về đối ngoại nhân dân. Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 11, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam khóa XI; thực hiện chương trình công tác đối ngoại từ nay đến 2017 và trong năm 2014 của Hội LHPN Việt Nam và chỉ đạo của Ban Đối ngoại TW, các cấp Hội địa phương cần quan tâm hơn nữa tới các nội dung như sau:
1. Công tác nâng cao nhận thức, thông tin tuyên truyền đối ngoại hai chiều:
Đây là nội dung mà tất cả các tỉnh/thành Hội có thể thực hiện được và cần có sự đầu tư, quan tâm hơn nữa trong thời gian tới để cán bộ, hội viên hiểu đúng và đầy đủ về công tác đối ngoại nhân dân. Thực tế, nhận thức về công tác ĐNND của cán bộ Hội và cấp ủy, chính quyền, phụ nữ ở nhiều nơi, đặc biệt ở cơ sở còn chưa đầy đủ hoặc chưa đúng. Vẫn còn quan niệm coi “đối ngoại” là giao lưu giữa các cơ quan, tổ chức tại địa phương. Vì vậy cần lưu ý, quán triệt để cán bộ, hội viên đều hiểu rõ: nói đến hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung hay đối ngoại của Hội nói riêng là nói đến các hoạt động có yếu tố quốc tế.
Hoặc có nhiều nơi vẫn quan niệm hoạt động đối ngoại là đồng nghĩa với thực hiện dự ánquốc tế, nơi nào không là tỉnh giáp biên giới hoặc không có dự án quốc tế thì coi như không nhất thiết thực hiện nhiệm vụ 6. Hoặc thậm chí coi công tác đối ngoại là công việc của TW Hội …Cũng từ nhận thức như vậy mà sự đầu tư nguồn lực và quan tâm cho công tác đối ngoại chưa được thỏa đáng (VD các tỉnh đã được tập huấn nhưng không triển khai hoặc tập huấn lại; Nhiều tài liệu tuyên truyền về NV 6 gửi xuống tỉnh nhưng một số nơi vẫn nằm ở tỉnh chưa chuyển xuống cơ sở)..
Vì vậy, các tỉnh thành cần quan tâm đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền. Đối với trong nước, sử dụng và phổ biến tới các cấp Hội, chị em hội viên, phụ nữ các tài liệu do TW Hội xây dựng (Tài liệu hỏi đáp sinh hoạt hội viên về nhiệm vụ 6; cẩm nang cán bộ Hội chuyên đề về đối ngoại; các tài liệu chuyên đề triển khai Nghị quyết ĐH 11; các tài liệu phát tại hội nghị tập huấn lần này) và tài liệu các ngành ở địa phương cung cấp. Hàng năm lựa chọn nội dung ưu tiên của địa phương để tổ chức tập huấn cán bộ, tuyên truyền, phổ biến tới các cấp Hội, đặc biệt cấp cơ sở và hội viên, phụ nữ. Đồng thời, cần tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị 04; triển khai tuyên truyền sâu rộng tới các cán bộ, hội viên, phụ nữ nội dung Nghị quyết 22/NQ-TW nhằm nâng cao nhận thức và nắm được yêu cầu hội nhập quốc tế; các nội dung về (1) quan hệ hữu nghị hợp tác với phụ nữ các nước láng giềng (Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia); (2) cộng đồng ASEAN 2015; (3) giữ gìn an ninh biên giới, biển đảo (VD như hoạt động giao lưu về biển đảo của Bắc Kạn sắp tới). Đặc biệt trong năm 2014, nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tích cực tuyên truyền về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với phụ nữ VN nói riêng và VN nói chung trong thời kỳ chiến tranh. Có thể tham khảo tài liệu do TW Hội xây dựng và kết hợp với lịch sử của địa phương.
Đối với bên ngoài: Thông tin tới các bạn bè,đối tác quốc tế hoạt động tại địa phương và Việt kiều về thăm quê hương về phong trào và hoạt động của Hội; nhu cầu, thách thức, tiềm năng của phụ nữ và địa phương.Đồng thời, tích cực giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa của địa phương.
2. Trong quan hệ hữu nghị, hợp tác với phụ nữ và nhân dân các nước, đặc biệt các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, và tham gia đóng góp phù hợp vào công tác an ninh biên giới, biển đảo.
Tăng cường các hoạt động đối ngoại tại địa phương thông qua giao lưu, kết nghĩa; ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác với đối tác nước ngoài, đặc biệt các nước chung biên giới theo điều kiện thực tế của địa phương. Với các địa bàn giáp biên: chú trọng giao lưu, hợp tác qua biên giới, hướng tới mở rộng hoạt động hợp tác.Cần chú ý đến tính hiệu quả của các hoạt động, nên có hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực trên các lĩnh vực cùng quan tâm và phù hợp với điều kiện, thực tế của các bên… Năm 2013, nhiều tỉnh Hội PN đã quan tâm thực hiện tuyên truyền an ninh biên giới, biển đảo như Cao Bằng, Sơn La, Nam Định, Thái Bình, Lào Cai, Nam Định, Quảng Nam, Bình Phước, Long An... và đưa vào báo cáo gửi TW Hội. Tuy nhiên cũng có một số tỉnh tiến hành ký kết thỏa thuận nhưng không thông tin và trao đổi với TW Hội. Vì vậy, các tỉnh cần lưu ý hơn trong việc trao đổi thông tin để TW Hội có thể phối hợp, hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Quan hệ với Căm-pu-chia: Sau khi Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn-Pốt năm 1979, nhiều địa phương, bộ, ban, ngành của Việt Nam đã cử chuyên gia sang giúp bạn khôi phục đất nước. Năm nay, CPC kỷ niệm 35 năm chiến thắng quân Pôn-Pốt, các địa phương nào có chuyên gia phụ nữ sang giúp CPC trong giai đoạn này (VD Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh có 3 chuyên gia sang giúp Hội PN Thủ đô Phnom Pênh) nên có các hoạt động thăm hỏi động viên các chuyên gia. Đồng thời tuyên truyền về mối quan hệ giữa phụ nữ và nhân dân hai nước; khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa chuyên gia và đối tác cùng thời của phía bạn.
Bên cạnh đó, với xu thế mở rộng các hoạt động giao lưu nhân dân, các tỉnh/thành cần chủ động và tham gia tích cực hơn trong các hoạt động đối ngoại của cấp ủy, chính quyền, cácban ngành của địa phương, đặc biệt là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các Hội hữu nghị của địa phương…
3. Công tác vận động, sử dụng và quản lý nguồn tài trợ quốc tế:
Hiện nay, rất nhiều tỉnh/thành Hội và các Ban/đơn vị TƯ Hội đã rất chủ động, vận động được nhiều dự án mới và báo cáo TW Hội (năm 2012, 2013 có Hà Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp…).Tuy nhiên, việc thông tin, chia sẻ về cách thức vận động, các kết quả, mô hình dự án hiệu quả trong hệ thống Hội và giữa các địa phương vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục gặp khó khăn với xu hướng cắt giảm nguồn tài trợ quốc tế, các cấp Hội cần tiếp tục vận động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quốc tế, cần tiếp tục chủ động và phối hợp với TW Hội trong công tác vận động nguồn lực quốc tế, xây dựng các đề xuất dự án...
Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của Hội và nhà tài trợ về sử dụng và quản lý các nguồn tài trợ quốc tế. Kịp thời báo cáo TW Hội và các Ban/ngành chức năng của địa phương khi phát sinh khó khăn, vướng mắc. Chú trọng việc phối hợp tham gia quản lý nhân sự của đối tác nước ngoài làm việc với Hội tại địa phương (hỗ trợ làm các thủ tục với Sở Ngoại vụ, chịu trách nhiệm về các hoạt động của nhân sự trong thời gian làm việc với Hội tại địa phương, kịp thời thông tin khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc…). Đồng thời tích cực chia sẻ kinh nghiệm vận động và các mô hình dự án hiệu quả, duy trì và mở rộng kết quả các dự án quốc tế
4. Trong công tác tập hợp, giao lưu, kết nối với phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài (PNVNONN) và bảo vệ quyền lợi, nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam trong các quan hệ, giao dịch có yếu tố nước ngoài, đặc biệt về vấn đề phụ nữ kết hôn với người nước ngoài và xuất khẩu lao động:
Thời gian qua, công tác tập hợp, kết nối với PNVNONN nói riêng và kiều bào nói chung đã được các tỉnh/thành quan tâm hơn. Tuy nhiên, các tỉnh thành Hội cần tham gia chủ động hơn trong các sự kiện do cấp ủy, chính quyền, các ban ngành tổ chức dành cho kiều bào, tranh thủ các hoạt động đó để chia sẻ thông tin và vận động phụ nữ kiều bào tham gia đóng góp cho các hoạt động Hội.
Bên cạnh các vấn đề về hôn nhân và xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan, hôn nhân qua môi giới giữa phụ nữ Việt Nam với nam giới Trung Quốc trong những năm qua ngày càng tăng và có những diễn biến phức tạp... Theo thông tin của Bộ Ngoại giao, các đối tượng môi giới hầu hết là phụ nữ Việt Nam đã lấy chồng Trung Quốc về chắp nối với các đầu mối ở Việt Nam để thu gom người quen giới thiệu cho đường dây môi giới hôn nhân. Các tỉnh/thành Hội cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và chị em phụ nữ về vấn đề này như đã nêu trong công văn số 453/BNG-LS, ngày 20/2/2014 của Bộ Ngoại giao về hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp sang Trung Quốc (đã gửi kèm CV số 43/KH-ĐCT-QT ngày 4/3/2014 triển khai chương trình đối ngoại 2014). Đồng thời phổ biến Nghị định số 24/2013 của Chính phủ và Thông tư 22/2013 của Bộ Tư pháp về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Các cấp Hội nắm bắt dư luận và tình hình bất thường liên quan đến phụ nữ kết hôn và xuất khẩu lao động báo cáo lên cấp trên, đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp.
Về hôn nhân với Hàn Quốc, trong quá trình tuyên truyền tư vấn, lưu ý 1 số quy định mới của phía Hàn Quốc đối với cô dâu nước ngoài căn cứ theo quy chế thi hành luật quản lý xuất nhập cảnh mới sửa đổi ngày 10/10/2013, thi hành. Theo đó, từ 1/4/2014 cô dâu xin visa sang Hàn Quốc theo diện hôn nhân quốc tế phải đạt trình độ trên sơ cấp 1 kỳ thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK) do Viện Giáo dục Quốc tế quốc gia tổ chức hoặc hoàn thành khóa học tiếng Hàn trình độ sơ cấp tại Trung tâm Sejong dạy tiếng Hàn Quốc (hiện có tại Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Thái Nguyên, Huế). Quy chế mới cũng yêu cầu chú rể Hàn Quốc phải đáp ứng đủ điều kiện về thu nhập (VD hộ gia đình 4 người phải có mức thu nhập tối thiểu tương đương 500 triệu VNĐ/năm), có đủ không gian cư trú lâu dài cho vợ chồng (không chấp nhận phòng trọ nhỏ, nhà nghỉ, nhà nilon), và có quốc tịch hoặc quyền cư trú vĩnh viễn hơn 3 năm...
Với các địa bàn du lịch và khu công nghiệp có đông người nước ngoài cần tổ chức tuyên truyền, tập huấn bằng các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho chị em trong tiếp xúc, giao thương với người nước ngoài; chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mô hình văn hóa giao tiếp với người nước ngoài… và báo cáo kết quả với TW Hội để có cơ sở chỉ đạo và nhân rộng mô hình.
5. Công tác lập KH, báo cáo và chỉ đạo phong trào: Căn cứ Kế hoạch triển khai NQ BCH về nhiệm vụ 6 và điều kiện, ưu tiên của địa phương, Chương trình đối ngoại 2014 của TW Hội và văn bản của các ban/ngành địa phương, các tỉnh/thành Hội Phụ nữ tiếp tục tập trung xây dựng và gửi về TW Hội KH công tác ĐN 2014và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ, trong đó tiếp tục cụ thể hóa Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế gửi TW Hội. Đến nay đã có 24 tỉnh/thành Hội xây dựng cụ thểkế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2014. Ngoài ra, Hội PN Quảng Ninh, Hà Giang đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 22.
Tuy nhiên, hầu hết KH của các tỉnh thành mà TW Hội đã nhận được mới chủ yếu là nêu các đầu hoạt động. Các tỉnh thành cần quan tâm cách thức chỉ đạo và thực hiện, tập trung vào tính thiết thực của các hoạt động theo tình hình, nhu cầu và khả năng của các cấp địa phương để việc thực hiện đạt hiệu quả.
Việc xây dựng Kế hoạch có thể lựa chọn hoạt động ưu tiên từng năm theo tỉnh/thành hoặc thống nhất trong cụm thi đua để đảm bảo tính thực chất, có sáng tạo và mang tính đặc trưng của từng địa phương, tránh việc xây dựng Kế hoạch mang tính hình thức, không thay đổi qua từng năm hoặc lặp lại của những năm trước. Đồng thời, đề nghị các tỉnh/thành chú trọng hơn việc báo cáo hoạt động đối ngoại trong báo cáo chung gửi TW Hội để có thông tin đầy đủ, chính xác và điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời trong chỉ đạo. Báo cáo cần nêu rõ về các mô hình, kinh nghiệm hoặc cách làm hay, thành công trong thực hịên nhiệm vụ 6 để có thể chia sẻ trong hệ thống Hội. Khuyến khích chia sẻ giữa các cấp Hội, giữa các địa phương về những mô hình, kinh nghiệm hay trong thực hiện các hoạt động đối ngoại.
Thực hiện phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” trong công tác ĐNND, các tỉnh/thành tự xác định các hoạt động trọng tâm trọng điểm, phù hợp với địa phương và triển khai có chất lượng các hoạt động đề ra.
Sự chủ động, tích cực và sáng tạo của các cấp Hội địa phương trong công tác đối ngoại sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ hoà bình, thắt chặt tình đoàn kết quốc tế, quảng bá đất nước, con người và những thành tựu của phụ nữ Việt Nam; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Hội và nâng cao uy tín, vị thế của Hội trong và ngoài nước. Các tỉnh/thành Hội cầncung cấp thông tin kịp thời, phối hợp chặt chẽ với Ban Quốc tế Trung ương Hội và các Ban, ngành địa phương, đặc biệttranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương trong triển khai các hoạt động đối ngoại.